Các bệnh liên quan đến cột sống thường gặp

13/11/2021
Vũ Phương Dung

Cơ thể con người là một “bộ máy hoàn hảo” với cấu trúc khung xương mang “tỷ lệ vàng”. Trong đó, cột sống được xem là trụ cột duy nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể cũng như cho khả năng vận động linh hoạt. Vì vậy, những tác động làm thay đổi cấu trúc cột sống sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cột sống là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nói liền đầu, mình, chân, tay giúp cơ thể thoải mái, dễ dàng tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí. Khả năng vận động của cột sống nhớ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của dây chằng và sự co giãn của các cơ. Đặc biệt, trong cấu trúc cột sống còn có đĩa đệm, là bộ phận vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ thần kinh não tủy cũng như phân tán trọng lực đè nén lên cột sống.

Một số bệnh lý liên quan đến cột sống

Trong cuộc sống, khi cơ thể hoạt động, sinh hoạt không đúng cách do thói quen hoặc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài có thể khiến cột sống bị ảnh hưởng, thậm chí bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm hoặc lồi đĩa đệm

Đây là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi đốt sống do hiện tượng lão hóa cơ thể hoặc do các chấn thương. Điều này sẽ gây nên các cơn đau đớn do đĩa đệm sẽ chèn ép vào rễ dây thần kinh, thường ở vị trí lưng và cổ. Cơn đau có thể từ những cơn đau nhỏ không đáng kể dần chuyển thành những cơn đau dữ dội hơn nếu không được chăm sóc đúng cách, ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt hằng ngày mà ngay cả khi dùng thuốc cũng không hiệu quả. Người bị thoát vị đĩa đệm cần liên hệ với chuyên gia để được tư vấn điều trị đúng cách để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và điều trị khoa học. 

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống

Là hiện tượng thường xảy ra do tuổi tác ở dọc theo cột sống cổ, ngực hoặc thắt lưng. Người bị thoái hóa thường gặp các cơn đau dữ dội tập trung ở vùng thắt lưng, sau đó dần lan ra xuống mông hoặc cả hai chân. Các cơn đau kéo dài có thể từ vài ngày đến vài tháng sẽ giới hạn mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt cơn đau sẽ dữ dội hơn khi đặt cơ thể ở tư thế ngôi hoặc xoay lưng. Đây là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc phải cao nhất tại Việt Nam.  

  • Đau lưng dưới

Là bệnh mắc phải do tư thế làm việc sai lệch, tai nạn, áp lực cuộc sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, … nhưng thường đến từ nguyên nhân trật khớp đốt sống. Khi các khớp lâu ngày không vận động sẽ bị co thắt cơ, viêm tẩy dẫn đến các hiện tượng như tê chân, các khớp nhức và tê cứng vào buổi sáng, đau bàn chân, đầu gối, …. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do người bệnh không để ý hoặc không điều trị đúng cách ngay ban đầu.

  • Thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh xảy ra với hầu hết mọi người do những thói quen sai lệch, đặc biệt thói quen hướng đầu về phía trước khi xem tivi, lái xe, sử dụng smartphone,...Tư thế này dẫn đến sự mất cân bằng ở cột sống cổ, nơi tập trung phần lớn hệ thần kinh cơ thể, từ đó gây ra các cơn đau. Nếu không được điều trị sớm, cơn đau sẽ tiếp tục lớn dần và khiến cơ thể bị suy nhược nhanh chóng.

  • Tê buốt chân tay:

Bệnh thường gặp phải ở những người có những cơn đau ở cổ, cột sống. Thậm chí người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cũng sẽ gặp phải vì áp lực đè nặng lên vùng đĩa đệm sẽ gây cản trở sự giao tiếp giữa các dây thần kinh và vùng đĩa đệm đó. Khi đó, não bộ sẽ cảm nhận và truyền tín hiệu cho cơ thể gây ra sự tê cứng và một số cảm giác khác.

  • Đau dây thần kinh tọa

Là cơn đau chạy dọc theo cột sống từ phần lưng xuống hông và lan ra hai chân. Thậm chí bệnh gây cảm giác đau đớn kéo dài chỉ ở một bên của cơ thể khiến người mắc bệnh đau nhói đến mức không chịu được. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu rơi vào tình trạng thoát vị đĩa đệm.

  • Cong vẹo cột sống

Đây là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh xảy ra ở đa dạng đối tượng, lứa tuổi và có nhiều nguyên nhân dẫn đến như: ngồi không đúng cách, mang vác vật nặng sai tư thế,... Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng đôi khi bệnh cong vẹo cột sống gây khó khăn trực tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh cần được khám và điều trị sớm, đặc biệt đối với trẻ em.

Giải pháp cải thiện tình trạng bệnh

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh khi mắc phải những bệnh lý nêu trên, các bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Áp dụng những tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày tại nhà và nơi làm việc
  • Học cách nâng các đồ vật đúng cách
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
  • Ăn uống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp
  • Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích
  • Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau nhiều.
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và tiếp tục kế hoạch vật lý trị liệu tại nhà

Ngoài những giải pháp trên, bạn có thể chọn mua những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà như máy hoặc ghế massage để bạn và cả gia đình có thể thư giãn. 

Nguồn: Tổng hợp

Gọi ngay