Đau nhức cơ bắp - Nguyên nhân và cách điều trị

06/12/2021
Vũ Phương Dung

Đau nhức cơ bắp là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người đã từng gặp phải. Bạn có thể cảm thấy đau ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, như đau cơ ở cổ, lưng, bắp chân, đùi… Đa số trường hợp, đau cơ không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng đôi khi đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

1. Đau nhức cơ bắp là gì?

Đau nhức cơ bắp, hay đau cơ, là tình trạng bạn cảm thấy đau hay nhức mỏi một hay nhiều nhóm cơ trên cơ thể. Nó có thể liên quan đến dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương và các cơ quan.

Bởi vì cơ bắp có ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể nên tình trạng đau nhức có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, ví dụ như đau cơ cổ, đau cơ lưng, đau cơ hông… Bạn cũng có khi cảm thấy đau nhức ở nhiều cơ bắp khác nhau cùng lúc.

Tình trạng này không được xem là một bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như chấn thương, vận động quá mức, bệnh cơ xương khớp…

2. Nguyên nhân gây ra đau cơ bắp

Đau nhức cơ bắp do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:

- Cơ thể thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D: Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, móng tay, chân dễ gãy, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thiếu sinh khí.

- Suy tĩnh mạch dẫn đến nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tiểu đường, các bệnh về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương…… sẽ thường bị suy tĩnh mạch, là một hiện tượng mà các tĩnh mạch chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến cho giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp nên hay có cảm giác nhức mỏi tay chân.

- Chấn thương xương khớp, tụ máu do vết thương cũng khiến cho xương khớp tay chân bị ảnh hưởng, gây đau nhức; đau chân cách hồi; loạn trương lực cơ; chuột rút; bệnh cúm; bệnh Lupus; bệnh Lyme; sốt màng não miền núi…

- Các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, viêm đa rễ thần kinh, các bệnh về gan, thận,  hội chứng đau xơ cơ, hội chứng đau cân cơ..

- Do tác dụng của các loại thuốc điều trị như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau.

- Do các yếu tố bên ngoài tác động như: Làm quá nhiều công việc nặng, nằm hoặc ngồi lâu sai tư thế, tập luyện thể dục quá sức, hoặc vận động các cơ khớp không kỹ trước khi luyện tập, lười vận động…cũng là nguyên nhân gây nên nhức mỏi chân tay.

3. Phương pháp tự điều trị đau nhức cơ bắp

- Chườm túi nước đá lên vùng sưng trong 20 phút vài lần trong ngày; Sử dụng băng nén để giảm sưng; Nâng cao chân bằng gối để giảm tình trạng sưng và đau.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali, canxi như tôm,cá, cua.., các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1,B6,B2) giúp tăng cường lưuthông máu tới các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dâythần kinh các cơ, khớp.

- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn phải uống ít nhất 2l/nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thể dục thường xuyên nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe để cơ thể được khỏe mạnh.

- Thư giãn tinh thần, thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Khi gặp triệu chứng nhức mỏi chân tay kéo dài và thường xuyên, gây khó chịu cho sức khỏe và tinh thần, phát ban, có dấu hiệu bị nhiễm trùng như sưng tấy, viêm đỏ tại vùng đau nhức, tiếp tục đau cơ khi đã áp dụng biện pháp tự chăm sóc và sau khi dùng thuốc, người bệnh nên đến ngay các cơ sở ý tế chuyên khoa xương khớp để bác sĩ có thể khám và tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời.

Trong các trường hợp đặc biệt như khó thở, chóng mặt, cơ thể suy yếu, sốt cao hoặc cứng cổ, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để kịp thời cứu chữa.

Nguồn: Tổng hợp

Gọi ngay