Bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán

26/11/2021
Vũ Phương Dung

Thoái hóa khớp là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Cùng Siêu thị xương khớp Vina Healthcare tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán của bệnh thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một “bộ giảm xóc”.

Nguyên nhân khiến các khớp bị thoái hóa

Nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này làm hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữa khớp gây nên đau và thoái hóa.

Nguyên nhân thứ phát

  • Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
  • Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
  • Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
  • Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
  • Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.

Triệu chứng viêm khớp thoái hóa

Các biểu hiện trong thoái hóa khớp thường phát triển chậm và mức độ tăng nặng hơn theo thời gian, các dấu hiệu thường gặp nhất bao gồm: 

  • Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động, các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn, gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái hơn.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.
  • Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.
  • Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy làm biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…

Phương pháp chẩn đoán

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991, có thể chẩn đoán viêm thoái hóa khớp dựa vào:

Yếu tố nguy cơ

  • Phát hiện gai xương ở rìa khớp (trên X Quang).
  • Có dịch thoái hoá.
  • Độ tuổi trên 38 tuổi
  • Có dấu hiệu cứng khớp dưới 30 phút.
  • Xuất hiện tiếng lách khách, lục khục khi cử động khớp.

Biểu hiện lâm sàn

  • Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
  • Biến dạng khớp: Xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Các phương chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang quy ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence:
    • Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
    • Giai đoạn 2: Tình trạng mọc gai xương rõ ràng.
    • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
    • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo nhiều kèm xơ xương dưới sụn.
  • Siêu âm khớp: Phương pháp này nhằm kiểm tra tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, giúp phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ với hình ảnh biểu thị bằng không gian ba chiều, giúp phát hiện được các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
  • Nội soi khớp: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau, kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
  • Làm xét nghiệm máu và sinh hoá: Đo tốc độ lắng máu bình thường.
  • Dịch khớp: Tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh gút (gout): Đây được xem là biến chứng của thoái hóa khớp, tình trạng này dẫn đến sự thay đổi ở sụn dẫn đến việc hình thành các tinh thể urat natri trong khớp dẫn đến mắc bệnh gout và sưng đau.
  • Trầm cảm và lo âu: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng những cơn đau do viêm khớp thoái hóa có liên hệ mật thiết với chứng trầm cảm lo âu, nhiều bệnh nhân chia sẽ họ có lo lắng về mặt tinh thần khi mắc bệnh.
  • Tăng cân: Khi các khớp bị sưng đau dẫn đến người bệnh có xu hướng ít vận động lại, điều này dẫn đến nguy cơ béo phì do thiếu vận động.
  • Rối loạn giấc ngủ: Những cơ đau khiến người bệnh trở nên khó khi vào giấc ngủ và có được một giấc ngủ ngon và sâu.
  • Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa xương khớp hình thành các tinh thể canxi lắng đọng trong sụn. Vôi hóa sụn khớp làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn, có thể dẫn đến những cơn đau cấp tính.

Các biến chứng viêm khớp thoái hóa khác gồm:

  • Xương bị hoại tử
  • Gãy xương
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng
  • Gân và dây chằng quanh khớp bị tổn thương

Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng cùng phương pháp chẩn đoán bệnh sẽ giúp người bệnh phát hiện và chữa trị kịp thời để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Gọi ngay