Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh là gì?

16/11/2021
Trần Thị Thục Quyên
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Ảnh hưởng gì không?
Thoái hóa đốt sống cổ là một quá trình tự nhiên diễn ra theo thời gian gây ra các triệu chứng như hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.
Với câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? – Theo các bác sĩ chuyên khoa căn bệnh này không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng lại gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu và kéo dài trong nhiều năm, rất khó theo dõi, điều trị. Hơn nữa, bệnh cũng có thể làm đẩy nhanh sự khởi phát của một số biến chứng hay căn bệnh nguy hiểm khác như:
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
1. Chèn ép rễ thần kinh
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương các đốt sống, đĩa đệm, vùng cổ từ đó chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh rễ tủy cổ. Người bệnh mắc rễ tủy cổ thường gặp một số biểu hiện như ngứa, tê vùng cánh tay, chức năng cánh tay yếu đi từ đó dẫn tới sự khó khăn trong việc điều khiển cơ thể. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này còn có thể dẫn tới teo cơ, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
Các chuyên gia cho biết người bệnh bị thoái hóa đốt cổ số C6 còn khiến các rễ dây thần kinh xung quanh bị chèn ép dẫn tới các cơn đau lan dọc vùng xương bả vai, lan xuống từng chi tay. Trong khi đó người bị thoái hóa đốt sống C7 sẽ bị đau nhức dọc theo xương bả vai và nách tới ngón giữa.
2. Gây hẹp ống sống
Một số người bị hẹp ống sống bẩm sinh nhưng đa phần tình trạng này xuất phát từ bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Mặc dù hẹp ống sống có thể xảy ra ở các phần khác nhau của cột sống, nhưng các triệu chứng bị chèn ép dây thần kinh thường tương tự nhau.
Một số ít bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào của việc bị hẹp ống sống nhưng hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy các cơn đau, tê và yếu liệt, thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó là 2 chân và 2 tay.
Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn gặp khó khăn khi đi lại, cảm thấy các cơ rung lên mỗi khi gắng sức hoặc và đụng vào vật gì đó. Khi bệnh nặng, việc đi lại càng trở nên khó khăn, 2 tay cũng khó làm việc bình thường. Người bệnh cũng bị tiểu khó, táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
3. Bại liệt
Thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến các dây rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh, thậm chí còn dẫn tới bại liệt vĩnh viễn. Một số trường hợp có thể phẫu thuật để phục hồi chức năng, nhưng quá trình phẫu thuật cũng có thể đi kèm với nhiều rủi ro và tác dụng phụ.
4. Gây rối loạn tiền đình
Việc các dây thần kinh dọc cổ xuống bả vai bị chèn ép không chỉ gây đau nhức, tê mỏi mà còn làm giảm lưu lượng máu tới não, gây đau đầu, thiếu máu não, rối loạn tiền đình. Người gặp tình trạng này có thể gặp các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, khó giữ thăng bằng, dễ bị ngất…
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ gây rối loạn tiền đình
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ gây rối loạn tiền đình
5. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đây là tình trạng nguy hiểm với người bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới bại liệt, rối loạn cảm giác, rối loạn thực vật,…
Điều trị, ngăn ngừa biến chứng của bệnh và cách chữa
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý
Mẹo dân gian
Khi tình trạng bệnh còn ở thể nhẹ, người bệnh có thể tìm hiểu và tiến hành chữa trị theo một số biện pháp dân gian sử dụng thảo dược dưới đây:
  • Lá lốt kết hợp sữa bò; lá lốt và đinh lăng, cây xấu hổ
  • Đắp lá ngải cứu
  • Bài thuốc với cây cỏ xước
  • Bài thuốc với cây chìa vôi
Chữa trị theo Tây y
Thông qua các xét nghiệm chức năng thần kinh, chẩn đoán hình ảnh như: X-quang cột sống cổ, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Sau khi xác định được tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, vị trí thoái hóa và mức độ thoái hóa, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống cổ một cách hiệu quả nhất.
  • Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID), thuốc Corticosteroid, thuốc giãn cơ…
  • Vật lý trị liệu: Tập luyện nhằm tăng cường sức dẻo dai cho cột sống cổ bằng các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp và điện phân dẫn thuốc.
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng thoái hóa đã trở nên nghiêm trọng, cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ sự chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh.
Chữa trị theo Đông y
Theo y học cổ truyền, thoái hóa cột sống cổ là do chứng Tý và chứng Tích Bối thống. Cụ thể, máu huyết lưu thông kém, xương cốt thoái hóa, rệu rã là những nguyên nhân chính.
Bằng việc sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc chủ yếu từ thảo dược, các bài thuốc trong Đông y tập trung giải quyết căn nguyên gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ. Các bài thuốc với những thành phần chủ yếu như: Thạch cao, tơ hồng xanh, dây đau xương, ngưu tất…
Để điều trị thoái hóa đốt sổng cổ bằng Đông y, bạn cần lựa chọn tới thăm khám tại các nhà thuốc, phòng khám y học cổ truyền uy tín.
Song song với quá trình chữa trị thì người bệnh cũng cần lưu ý thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày nhằm hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Một số loại thực phẩm giàu Canxi
Một số loại thực phẩm giàu Canxi
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tốt cho xương như: Vitamin D, vitamin K, vitamin C, vitamin B, canxi, magie, kẽm… thông qua các nhóm thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
  • Tăng cường tìm hiểu và luyện tập các bài tập giành cho vùng cổ, vai, gáy như bài tập gập cổ, xoay cổ, bài tập kéo giãn 2 bên cột sống cổ…
  • Không nên lắc, vặn cổ khi đang bị thoái hóa.
  • Khi ngủ cần gối đầu với độ cao vừa phải, không cao quá cũng không thấp quá.
  • Nếu phải làm việc trong một tư thế quá lâu thì thỉnh thoảng cần nghỉ ngơi, đứng lên đi lại cho thoải mái.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Thoái hóa đốt sống cổ có ảnh hưởng gì không? Có thể nói căn bệnh này nguy hiểm với sức khỏe, nó không nguy hiểm tới tính mạng ngay lập tức nhưng có thể dẫn tới các hậu quả lâu dài về sức khỏe. Do vậy, người mắc thoái hóa đốt sống cổ cần kịp thời khám và điều trị tránh tình trạng bệnh phát triển xấu thêm.
Gọi ngay