Gai cột sống ở người trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

30/11/2021
Đào Thị Minh Khúc
Gai cột sống vốn được coi là một căn bệnh của tuổi già, nhưng ngày nay, tỉ lệ gai cột sống ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Phương pháp giúp người trẻ phòng tránh gai cột sống ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
 
Nguyên nhân gây ra gai cột sống ở người trẻ
Gai cột sống là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên sau 40 tuổi, bệnh hình thành do quá trình thoái hóa của xương khớp. Nhưng hiện nay, độ tuổi mắc bệnh gai cột sống ngày càng có dấu hiệu bị trẻ hóa. Theo kết quả tổng hợp của các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp, những nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng gai cột sống ở người trẻ như sau:
1. Ngồi làm việc nhiều với máy tính
Đối với các công việc văn phòng hiện nay thì hầu hết mọi người sẽ phải ngồi lâu trước máy tính từ 6 – 8 tiếng/ ngày, thậm chí là nhiều hơn. Việc ngồi trước máy tính quá lâu, sai tư thế, ít vận động là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm xương khớp và dẫn đến gai cột sống ở người trẻ tuổi.
Nguyên nhân gây ra gai cột sống ở người trẻ
Nguyên nhân gây ra gai cột sống ở người trẻ
2. Làm việc quá sức
Người trẻ tuổi thường hay cậy khỏe mà làm việc quá sức, không chú ý đến giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của mình. Việc mang vác quá nặng, sai tư thế khiến cho cột sống bị ảnh hưởng, tổn thương. Ngay cả việc tập thể dục quá sức cũng là điều gây tác động xấu đến xương cột sống.
3. Sai tư thế trong sinh hoạt hằng ngày
Vừa nằm trên giường vừa đọc sách, xem máy tính trong nhiều giờ, nằm ngủ với tư thế gò bó hoặc nằm sấp, ngồi lâu với tư thế khom lưng… đều là những thói quan xấu làm gia tăng bệnh gai cột sống ở người trẻ.
4. Lười vận động
Một thói quen xấu khác của con người hiện đại là ngày càng lười vận động. Đặc biệt là ở các bạn trẻ, họ có thể dành nhiều giờ ngồi lướt smartphone nhưng lại không muốn tập thể dục chỉ 30 phút.
Trong khi đó, việc tập luyện thể dục, thể thao, vận động thường xuyên có vai trò rất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp. Thói quen lười vận động khiến cho xương khớp trì trệ và kém linh hoạt.
5. Gai cột sống ở người trẻ do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Sự bận rộn, vội vã của cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều người không có thời gian chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày.
Với các bạn trẻ, họ thường có thói quen sử dụng những đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn như: Bún, phở, pizza, hamburger, xúc xích, nước ngọt,… Những đồ ăn này chỉ chứa năng lượng mà không chứa dinh dưỡng.
Những bữa ăn nhanh thiếu dinh dưỡng
Những bữa ăn nhanh thiếu dinh dưỡng
Thói quen này gây ra việc cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi và vitamin. Điều này khiến cho hệ xương khớp giảm dần sự chắc khỏe. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều đồ ăn nhanh cũng dễ dẫn đến tình trạng béo phì – một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.
6. Sử dụng chất kích thích
Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng gai cốt sống ở người trẻ. Các chất kích thích làm đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Đặc biệt, nicotine trong thuốc lá là một chất độc làm cho xương trở nên yếu và giòn hơn.
7. Do chấn thương hoặc do di truyền
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi còn có thể là do chấn thương hoặc yếu tố gen. Các chấn thương ở xương cột sống gặp phải trong lao động hoặc khi chơi thể thao có thể dẫn đến gai xương. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có người bị gai cột sống thì nhiều nguy cơ là bạn sẽ mắc căn bệnh này.
Những ảnh hưởng của bệnh gai cột sống đối với người trẻ
Dù là gai cột sống ở người trẻ hay người cao tuổi thì bệnh đều sẽ gây ra những triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:
  • Những cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên ở vùng thắt lưng và vai, gáy, cổ,… Cơn đau dịu lại khi nghỉ ngơi và tăng lên dữ dội khi di chuyển, vận động.
  • Khi ngủ dậy vào sáng sớm hay đột ngột đứng dậy khi ngồi làm việc lâu trước máy tính, bạn sẽ có cảm giác bị tê cứng xương cột sống và khó khăn khi vận động.
  • Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau sẽ lan lên vùng đầu, sang hai tay hoặc lan xuống hai chân.
  • Trong trường hợp gai xương chèn vào rễ dây thần kinh, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng mất thăng bằng cơ thể, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, chân tay tê mỏi, yếu,…
  • Nếu không được điều trị tích cực, kịp thời, bệnh sẽ trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện và thậm chí là liệt người,…
Cách điều trị gai cột sống ở người trẻ
Các bạn trẻ thường rất hay coi thường sức khỏe của mình và ít khi nhận ra những biểu hiện lạ của cơ thể. Trong khi đó, ở giai đoạn đầu thì bệnh gai cột sống thường không có biểu hiện rõ rệt khiến cho nhiều người không sớm nhận ra là mình mắc bệnh. Vì vậy, yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến hiệu quả điều trị gai cột sống là phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh gai cột sống, cần đến cơ sở y tế thực hiện chụp X – quang, MRI để chẩn đoán chính xác bệnh. Trong trường hợp mắc bệnh, bạn cần điều trị tích cực và kiên trì theo các phương pháp sau:
Trước hết nên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid để ức chế triệu chứng tạm thời, giúp người trẻ bị gai cột sống có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Về lâu dài, căn cứ vào từng thể trạng và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn bạn chữa trị gai cột sống theo phương pháp Tây y, Đông y hoặc vật lí trị liệu. Đây đều là những phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả và phổ biến hiện nay. Đối với bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi thì vật lý trị liệu là phù hợp hơn cả.
Điều trị gai cột sống bằng vật lí trị liệu
Điều trị gai cột sống bằng vật lí trị liệu
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm một số loại thuốc nhằm chống loãng xương như vitamin D, calcium và glucosamine…
Người bệnh cần tăng cường vận động một cách phù hợp, đặc biệt là các bài tập giúp điều trị gai cột sống. Giảm cân nếu bị thừa cân. Thực hiện chườm nóng, chườm lạnh, mát xa tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh.
Trong trường hợp bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất kiểm soát địa tiểu tiện, tê liệt chân tay thì bác sĩ sẽ cân nhắc dùng đến biện pháp phẫu thuật gai cột sống.
Phòng bệnh gai cột sống cho người trẻ tuổi
Từ những nguyên nhân gây bệnh đã kể trên, ta có thể tìm ra được phương pháp phòng gai cột sống ở người trẻ hiệu quả nhất. Để ngăn ngừa căn bệnh gai cột sống, ngay từ khi còn trẻ khỏe, bạn cần phải thực hiện nghiêm ngặt những điều sau đây:
1. Ngồi làm việc với tư thế khoa học
Để đối phó với áp lực công việc là phải ngồi lì trước máy tính nhiều tiếng đồng hồ, bạn hãy thường xuyên thay đổi tư thế và đứng dậy vận động cơ thể cứ 30 phút/lần.
Hãy chú ý tới tư thế khi ngồi làm việc. Lựa chọn bàn ghế có độ cao phù hợp với cơ thể. Để mắt có tầm nhìn thoải mái tới màn hình máy tính.
2. Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao
Hãy xây dựng cho mình thói quen tập thể dục từ 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày. Đi tập gym, yoga, bơi lội, đạp xe, chạy bộ… vào sáng sớm hay sau giờ làm đều là những lựa chọn phù hợp với giới trẻ.
Phòng ngừa bệnh gai cột sống ở người trẻ
Phòng ngừa bệnh gai cột sống ở người trẻ
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Bạn cần hạn chế ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thay vào đó hãy bổ sung vào bữa ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là chú ý bổ sung canxi, omega – 3, vitamin D và vitamin C. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu và quan trọng với hệ xương khớp.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích và chú ý nghỉ ngơi, lao động hợp lí; không thức quá khuya và làm việc quá sức.
Xây dựng thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện bệnh kịp thời. Đừng chủ quan nghĩ trẻ tuổi sẽ ít mắc bệnh, có nhiều căn bệnh phát triển âm thầm mà bạn khó nhận biết, trong đó có bệnh gai cột sống.
Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề gai cột sống ở người trẻ tuổi. Trên hết, khi còn trẻ hãy nghiêm túc và cố gắng phòng bệnh một cách tốt nhất. Đừng để khi còn trẻ đã mắc căn bệnh của người già. Chúc bạn sức khỏe!
 
Nguồn: sưu tầm
Gọi ngay