Chữa đau lưng bằng phương pháp bấm huyệt

09/11/2021
Vũ Phương Dung

Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng lực từ bàn tay để day, ấn, bấm, xoa và nắn lên hệ thống huyệt đạo trên cơ thể, đây cũng là liệu pháp giảm đau không dùng thuốc được áp dụng phổ biến để chữa bệnh đau lưng. Phương pháp bấm huyệt giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau, giảm căng cơ và tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Tùy thuộc vào từng trường hợp, các động tác bấm huyệt có thể bao gồm chặt – bóp – bấm huyệt – vận động cột sống lưng – vỗ vào vùng lưng đau với lực từ nhẹ đến mạnh hoặc xoa – xát- phân – miết – phân với hợp – dây ấn – lăn – đấm.

Tác dụng của bấm huyệt trong chữa bệnh đau lưng

Đau lưng là một vấn đề xương khớp thường gặp. Cơn đau thường xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hóa cột sống, khí huyết kém lưu thông và những người trẻ do lao động nặng, làm việc gắng sức, chấn thương, ngồi lâu và lười vận động.

Trong nhiều trường hợp, đau lưng xảy ra do tà khí xâm nhập hoặc do những bệnh lý ở cột sống. Tùy vào từng trường hợp, cơn đau có thể tiến triển dai dẳng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và đời sống của người bệnh.

Để cải thiện cơn đau, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp bấm huyệt chữa bệnh đau lưng. Đối với trường hợp này, bấm huyệt sẽ tác động lên vùng cơ, các xương và hệ thống huyệt vị ở vùng lưng. Từ đó giúp cải thiện đau nhức, tăng lưu thông máu về khớp xương và cải thiện khả năng vận động.

Một số tác dụng khác từ liệu pháp bấm huyệt chữa đau lưng:

Giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, phù nề

Tác động lên các huyệt giúp thư giãn huyệt đạo, kinh lạc đẩy tà, thông kinh lạc

Điều hòa và tăng chức năng tạng phủ

Giảm áp lực lên cột sống, các khối cơ, gân và dây thần kinh. Đồng thời hỗ trợ giảm căng cơ và chèn ép dây thần kinh

Cải thiện tình trạng co cứng cột sống, chống viêm

Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Từ đó nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa

Cải thiện khả năng vận động cho người lớn tuổi và những người bị thoái hóa sụn khớp

Tăng cường hệ miễn dịch.

Có nên bấm huyệt chữa đau lưng không?

Bấm huyệt chữa bệnh đau lưng là một cách giảm đau khá an toàn và mang đến nhiều lợi ích. Ngoài những khả năng điều trị đau lưng và những tác dụng nêu trên, việc kiên trì bấm huyệt và thực hiện đúng cách còn mang đến nhiều lợi ích và một số ưu điểm dưới đây:

Bấm huyệt là liệu pháp điều trị không dùng thuốc. Từ đó hạn chế lệ thuộc thuốc giảm đau và phòng ngừa phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Liệu pháp bấm huyệt xoa bóp sử dụng lực tác động từ hai bàn tay, không có sự can thiệp bằng dụng cụ y tế, giúp bảo toàn cột sống.

Cách bấm huyệt chữa bệnh đau lưng khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần xác định và tác động vào những huyệt đạo phù hợp.

Tuy nhiên người bệnh lưu ý thực hiện bấm huyệt chữa đau lưng cùng với thầy thuốc hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để được bấm huyệt đúng kỹ thuật, tác động đúng huyệt đạo, đúng vị trí huyệt. Từ đó sớm cải thiện tình trạng, đảm bảo độ an toàn. Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, bấm huyệt sai cách hoặc tác động vào những huyệt đạo không phù hợp để tránh phát sinh rủi ro.

Trường hợp không nên bấm huyệt chữa bệnh đau lưng

Mặc dù bấm huyệt chữa bệnh đau lưng là phương pháp giảm đau khá an toàn. Tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra nếu bấm huyệt sai cách hoặc bấm huyệt cho những người có các vấn đề sau:

Mang thai

Gãy xương

Viêm cơ lưng, viêm cơ thắt lưng

Nhiễm trùng vùng lưng

Mắc bệnh ngoài da hoặc da lở loét, ung mủ

Sốt cao, cơ thể mệt mỏi và suy nhược

Loãng xương

Rối loạn chảy máu

Bệnh tim mạch, cao huyết á

Ung thư, lao xương

Cách bấm huyệt chữa bệnh đau lưng an toàn

Để bấm huyệt chữa bệnh đau lưng an toàn và đúng cách, người bệnh nên nhờ đến sự hỗ trợ của thầy thuốc, kỹ thuật viên hoặc những người có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.

Thông thường khi bấm huyệt điều trị đau lưng, các huyệt đạo dưới đây sẽ được tác động:

Huyệt Đại trường du

Huyệt Đại trường du nằm dưới gai sống thắt lưng thứ 4, ngay tại vùng da liên quan đến đốt sống và tiết đoạn thần kinh L3, L4.

Việc bấm vào huyệt Đại trường du sẽ mang đến những lợi ích và tác dụng hữu hiệu sau:

Lưu thông khí huyết

Điều trường vị

Hóa trệ

Điều trị các chứng đau lưng, đau thần kinh tọa, đau chi dưới và đau vùng cơ lưng.

Huyệt Thận du

Vị trí huyệt Thận du nằm dưới gai sống thắt lưng thứ 2, tại vùng da liên quan đến đốt sống và tiết đoạn thần kinh L1, L2.

Những lợi ích và tác dụng khi bấm tại huyệt Thận du:

Mạnh xương cốt

Điều hòa thận khí

Chủ trị các chứng bệnh do thận hư (bao gồm cả đau lưng do thận hư yếu)

Chủ trị đau lưng thắt lưng.

Huyệt Thiên khu

Vị trí huyệt Thiên khu ngang rốn, đo ra 2 thốn, tại vùng da liên quan đến đốt sống và tiết đoạn thần kinh D10. Tiết đoạn này chi phối cảm giác đau da vùng huyệt.

Một số tác dụng có thể đạt được khi bấm huyệt Thiên khu:

Tiêu trệ

Hóa thấp

Lưu thông khí huyết

Chủ trị các bệnh về đường tiêu hóa đau lưng cấp tính và mãn tính

Huyệt Túc tam lý

Để xác định huyệt Túc tam lý, người bệnh cần đo cách mắt gối ngoài 3 thôn, phía sau cơ cẳng chân và đầu gối nằm dưới da.

Việc bấm vào huyệt Túc tam lý sẽ mang đến những lợi ích và tác dụng hữu hiệu sau:

Khu phong

Trừ thấp

Thông kinh hoạt lạc

Bổ tỳ vị

Chủ trị các bệnh tiêu hóa, đau thắt lưng, suy nhược thần kinh…

Một quy trình bấm huyệt khoa học bao gồm những kỹ thuật sau:

Xoa – xát- phân – miết – phân với hợp – dây ấn – lăn – đấm

Chặt – bóp – bấm huyệt – vận động cột sống lưng – vỗ vào vùng lưng đau với lực từ nhẹ đến mạnh

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể cải thiện cơn đau bằng cách bấm huyệt kết hợp chế độ ăn uống cho người bị đau lưng. Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần sử dụng thêm các bài thuốc thảo dược, châm cứu và những phương pháp trị liệu theo Y học cổ truyền khác.

Bấm huyệt chữa bệnh đau lưng bao lâu thì khỏi?

Bấm huyệt chữa bệnh đau lưng bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và thời gian bấm huyệt. Thông thường bệnh nhân được bấm huyệt 30 phút/ lần/ ngày, liên tục từ 1 – 2 liệu trình (10 – 15 ngày là 1 liệu trình).

Đối với những trường hợp bị đau lưng cấp tính và đau lưng do nguyên nhân cơ học, thời gian khỏi bệnh thường dao động từ 1 – 2 liệu trình nếu điều trị tốt. Đối với những trường hợp bị đau lưng mãn tính, đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn. Ở trường hợp này, người bệnh cần trị liệu kết hợp dùng thuốc để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.

Lưu ý khi chữa đau lưng bằng liệu pháp bấm huyệt

Cách bấm huyệt chữa bệnh đau lưng cần được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Người bệnh tuyệt đối không được ý bấm huyệt tại nhà để tránh thực hiện sai cách dẫn đến phản tác dụng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng dưới đây:

Biến chứng gãy xương

Biến chứng khối huyết sâu trong tĩnh mạch

Tổn thương cơ xương khớp lưng

Bong gân, giãn dây chằng cột sống lưng, đồng thời ảnh hưởng đến tủy sống đối với những trường hợp gãy xương

Đột quỵ đối với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn chảy máu

Tắc nghẽn mạch máu…

Một số lưu ý khác:

Người bệnh không bấm huyệt trị bệnh đau lưng khi bụng quá đói hoặc quá no, cơ thể mệt mỏi, suy nhược hoặc đang sốt cao. Tốt nhất nên bấm huyệt khi có thể trạng tốt và nên thực hiện sau bữa ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Trước khi bấm huyệt, người bệnh tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê và những thức uống kích thích hệ thần kinh khác.

Nếu có bất thường trong thời gian bấm huyệt (chóng mặt, hoa mắt, co rút tay chân, buồn nôn, đau đầu, choáng…) người bệnh nên thông báo ngay với kỹ thuật viên để dừng bấm huyệt và được xử lý đúng cách.

Lưu ý mục chống chỉ định trước khi thực hiện liệu pháp bấm huyệt để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh rủi ro. Ngoài ra người bệnh cần thông báo với kỹ thuật viên về tình trạng sức khỏe trước khi bấm huyệt chữa đau lưng để được xem xét và điều trị an toàn.

Nhìn chung bấm huyệt là một liệu pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Bạn nên kết hợp bấm huyệt với chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện các bài tập vận động xương khớp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe như ghế hoặc máy massage tại nhà để cải thiện bệnh. 

 

Gọi ngay