Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày Nên Ăn Mỗi Ngày

28/12/2021
Đào Thị Minh Khúc
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày. Hãy thêm ngay các thức ăn dưới đây vào thực đơn để cải thiện sức khỏe cho dạ dày của bạn một cách tự nhiên.
 
18 thực phẩm tốt cho dạ dày
Dạ dày là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu hóa thức ăn nạp vào. Chính vì vậy, bất kỳ đồ ăn, thức uống nào được sử dụng đều đi qua dạ dày và chi phối đến hoạt động cũng như sức khỏe của cơ quan này.
Để cải thiện sức khỏe cho dạ dày, ngoài việc chú trọng ăn uống đủ bữa, đúng giờ và hợp vệ sinh, bạn cũng cần lưu ý đến khâu lựa chọn thực phẩm. Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt nhất cho dạ dày.
1. Rau cải xanh ức chế vi khuẩn Hp, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Rau cải xanh hay cải canh là sự lựa chọn hữu ích cho những ai đang muốn cải thiện sức khỏe dạ dày, nhất là các trường hợp đang bị nhiễm vi khuẩn Hp. Phân tích thành phần của loại rau này cho thấy nó chứa nhiều isothiocyanate sulforaphane – một hợp chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, ngăn chặn quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày
Rau cải xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho dạ dày
 
Cùng với đó, thành phần chất chống oxy hóa trong cải xanh còn có tác dụng tiêu diệt gốc tự do và giảm viêm. Thường xuyên sử dụng loại rau này trong thực đơn sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ bị ung thư dạ dày và cải thiện sức khỏe cho đường tiêu hóa.
2. Gừng giảm đau dạ dày
Thêm gừng vào thực đơn chính là một cách giảm đau dạ dày tự nhiên được nhiều người áp dụng. Thực phẩm này chứa các thành phần geraniol và linalol có tác dụng giảm đau bằng cách trung hòa axit dạ dày, ức chế co thắt cơ trơn.
Bên cạnh đó, gừng còn chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường tuần hoàn máu. Thường xuyên sử dụng thực phẩm này trong chế biến thức ăn hoặc uống 2 – 3 ly trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được nhiều vấn đề liên quan đến dạ dày như:
  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm hang vị dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Đau thượng vị
  • Buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, ăn không tiêu, đầy bụng…
Gừng mặc dù tốt cho dạ dày nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể gây phản tác dụng. Liều dùng tối đa trong ngày không nên vượt quá 5g. Các trường hợp đang bị sốt cao, nóng trong người, huyết áp cao, có vấn đề về gan hoặc đang sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim không nên thường xuyên ăn gừng.
3. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Nếu đang tìm kiếm các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, bạn không nên bỏ qua ngũ cốc nguyên hạt. Bao gồm:
  • Lúa mì
  • Ngô
  • Gạo
  • Lúa mạch…
Do chưa trải qua quá trình tinh chế, xử lý nên ngũ cốc nguyên hạt còn giữ được nguyên vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng, cám hay nội nhũ. Hơn nữa, nguồn chất xơ dồi dào được tìm thấy trong nhóm thực phẩm này còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, làm tăng khối lượng phân, tăng cường co bóp nhu động ruột để đẩy thức ăn xuống đại tràng nhanh hơn, qua đó giảm áp lực cho dạ dày.
Thói quen ăn ngũ cốc nguyên hạt còn mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày như:
  • Kích thích phát triển lợi khuẩn có ích tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ruột.
  • Cải thiện khả năng miễn dịch
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Ức chế vi khuẩn có hại, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày
  • Bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe tổng thể cho đường ruột và toàn bộ cơ thể.
4. Hạt chia bảo vệ niêm mạc ruột
Hạt chia chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn của người đang bị viêm loét dạ dày, dư thừa axit dạ dày hoặc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sau khi được đưa vào dạ dày, nguồn chất xơ phong phú có trong hạt sẽ được chuyển đổi thành một chất giống với gelatin. Chất này hoạt động như một lớp màng mỏng bao phủ bên ngoài niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho vết loét bên trong nhanh lành.
Hạt Chia Là Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày
Hạt chia giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ, cải thiện sức khỏe dạ dày
Bên cạnh đó, hạt chia cũng giúp cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sinh trưởng của các loại vi khuẩn có lợi trong dạ dày, ổn định hệ vi sinh đường ruột. Các trường hợp thường xuyên có biểu hiện khó tiêu, táo bón, đầy bụng, đau thượng vị liên quan đến bệnh dạ dày được khuyến cáo nên thường xuyên ăn hạt chia để cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao sức khỏe cho dạ dày.
5. Sữa chua tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm kích ứng cho dạ dày
Sữa chua chủ yếu được lên men từ sữa bò. Ngoài hàm lượng vitamin và dưỡng chất phong phú, thực phẩm này còn bổ sung Probiotics với hàm lượng cao. Đây là một loại lợi khuẩn rất cần thiết cho sức khỏe của dạ dày và đường ruột. Chúng giúp kích thích tiêu hóa, ức chi vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ bị viêm dạ dày, viêm đại trạng hay các chứng nhiễm trùng đường ruột khác.
Lưu ý khi ăn sữa chua:
  • Mỗi ngày bạn nên ăn từ 100 – 250g sữa chua ( lượng này tương đương với 1 – 2 hũ nhỏ đang được bán trên thị trường).
  • Ưu tiên dùng sữa chua không đường, ít đường hoặc các sản phẩm được lên men từ sữa tươi đã tách béo sẽ tốt hơn cho dạ dày.
  • Tránh ăn sữa chua lúc đói bụng sẽ làm tăng axit trong dạ dày. Tốt nhất bạn nên ăn sau khi dùng bữa khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Lựa chọn các sản phẩm sữa chua nguyên chất, không chứa chất tạo màu, chất bảo quản hay hương trái cây sẽ thân thiện hơn với dạ dày và bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
6. Các loại cá béo phòng chống viêm dạ dày
Bao gồm cá hồi, cá tuyết, cá ngừ… Chúng được xếp vào nhóm các thực phẩm tốt cho dạ dày nhờ chứa nguồn omega 3 phong phú. Omega 3 là một loại axit béo có khả năng hòa tan một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn, giảm gánh nặng cho dạ dày. Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã công nhận về khả năng chống viêm tuyệt vời của omega 3. Đây chính là vũ khí tự nhiên để bạn chống lại tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày, ngăn chặn sự lan rộng của các vết loét đang hiện hữu.
Cá béo được chế biến dưới nhiều hình thức như ăn sống, áp chảo, hấp hay kho… Hãy đảm bảo cá bạn ăn đã được nấu chín. Do sinh trưởng trong môi trường nước, thịt cá rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng nên có thể gây đau bụng, tiêu chảy, nhiễm trùng dạ dày khi bạn ăn cá sống hoặc cá chín tái.
7. Mật ong
Mật ong là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Thực phẩm này cũng được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp đang có vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như đau dạ dày, viêm loét hay trào ngược dạ dày thực quản.
Giàu axit amin, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất thiết yếu, mật ong giúp kích thích tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày. Khi tiếp xúc với niêm mạc bao tử, nguyên liệu này sẽ phát huy tác dụng làm dịu kích ứng, tiêu diệt vi khuẩn, trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương.
Trong thực tế, dân gian thường ăn mật ong nguyên chất hoặc kết hợp với gừng, nghệ làm thuốc chữa viêm dạ dày, trào ngược axit hay cách chữa đau dạ dày tại nhà. Đây là một phương thuốc tự nhiên an toàn cho sức khỏe.
8. Chuối trung hòa axit dạ dày
Chuối là một trong những loại trái cây tốt nhất cho dạ dày và đường ruột. Thực phẩm này giàu chất xơ hòa tan pectin giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi sinh vật có lợi.
chuối là Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày
Ăn chuối giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm gánh nặng cho dạ dày
Hơn nữa, đặc tính kiềm tự nhiên của chuối còn có tác dụng trung hòa axit dịch vị. Các trường hợp đang bị dư thừa axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc thường xuyên bị ợ chua nên ăn 1 – 2 quả chuối chín mỗi ngày để loại bỏ axit dư thừa.
9. Dầu ô liu
Dầu ô liu không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho sức khỏe. Loại dầu này cung cấp nhiều omega 3 và acid oleic – những chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Sử dụng dầu ô liu chế biến thức ăn hàng ngày thay thế cho các loại dầu thực vật thông thường khác sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị viêm dạ dày hay các vấn đề về tim mạch.
10. Ăn táo tốt cho dạ dày
Ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày chính là một cách đơn giản để cải thiện sức khỏe cho dạ dày của bạn. Loại trái cây này giàu pectin – một loại chất xơ hòa tan có tác dụng tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo điều kiện cho dạ dày có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tái tạo tổn thương.
12. Trứng gà
Nếu đang tìm kiếm một thực phẩm tốt cho dạ dày, bạn không nên bỏ qua trứng gà. Thực phẩm này rất dễ tiêu hóa nhưng lại cung cấp nhiều protein và có hàm lượng chất béo thấp. Chúng giúp bổ sung nguồn năng lượng tốt cho dạ dày hoạt động, đồng thời kích thích sản sinh tế bào mới để thay thế cho các mô bị tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trứng cút hay trứng vịt. Bất kỳ loại trứng nào cũng cần được nấu chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho đường ruột. Lượng dùng mỗi tuần khoảng 3 – 4 quả.
13. Quả bơ
Quả bơ là sự lựa chọn tốt cho các trường hợp đang bị viêm loét dạ dày hoặc các rối loạn tiêu hóa liên quan đến bệnh dạ dày. Sở hữu hàm lượng omega 3, chất đạm, chất xơ dồi dào, bơi giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương trong dạ dày của bạn.
14. Các loại khoai
Khoai lang, khoai tây hay các giống khoai khác đều tốt cho đường tiêu hóa. Chúng có nhiều tác dụng tốt cho dạ dày như:
  • Bổ sung nhiều tinh bột và chất xơ giúp thấm hút bớt axit trong dịch vị, giảm ợ chua, ngăn ngừa trào ngược dạ dày
  • Phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu
  • Phát triển hệ vi sinh vật có lợi cho dạ dày
  • Giảm co thắt cơ, xoa dịu cơn đau vùng thượng vị thông qua việc bổ sung magie và kali cho cơ thể.
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày liên quan đến tình trạng béo phì.
khoai là thực phẩm tốt cho dạ dày
Khoai lang bổ sung nhiều tinh bột có khả năng thấm hút axit dư thừa trong dạ dày
15. Củ tỏi
Tiếp theo trong danh sách các thực phẩm tốt cho dạ dày chính là củ tỏi. Loại gia vị này có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh nhờ chứa nhiều allicin. Khi được hấp thụ, chất này giúp tiêu diệt và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
Để cải thiện sức khỏe cho dạ dày và ngăn ngừa các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược axit do vi khuẩn Hp, bạn nên ăn tỏi mỗi ngày. Có thể ăn 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày hoặc dùng tỏi chế biến thức ăn đều tốt cho dạ dày.
16. Củ nghệ tốt cho dạ dày
Ngoài gừng hay tỏi, củ nghệ cũng được nhiều người bổ sung vào thực đơn để cải thiện các vấn đề về dạ dày. Với hàm lượng curcumin phong phú, nghệ có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn Hp, ức chế hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.
17. Đu đủ hỗ trợ tiêu hóa
Đu đủ bổ sung một lượng lớn papain – một loại enzym có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Chất này giúp phá vỡ cấu trúc của các protein dạng sợi, giảm gánh nặng tiêu hóa ở dạ dày, đồng thời cải thiện các chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến dạ dày.
18. Trà xanh
Trà xanh cung cấp hàm lượng cao EGCG cùng catechin. Chúng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm dạ dày.
Ngoài ra, uống trà xanh hay sử dụng các sản phẩm từ trà xanh còn có tác dụng tích cực trong việc làm dịu cơn đau dạ dày, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
trà xanh là thực phẩm tốt cho dạ dày
Trà xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa ung thư
Thực phẩm có hại cho dạ dày
Bên cạnh các thực phẩm tốt cho dạ dày thì cũng có không ít loại đồ ăn, thức uống được cho là nguyên nhân phát sinh các vấn đề ở cơ quan này. Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây:
  • Thức ăn nhanh
  • Rau củ quả đóng hộp
  • Thịt mỡ, nội tạng động vật hay các thức ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ
  • Các loại gia vị cay nóng
  • Chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, soda, trà đặc, nước ngọt có ga
  • Rau sống và các món chín tái.
Gọi ngay